Những phương pháp giảm stress mùa thi cử

Trước khi bước vào một cuộc thi quan trọng giống như THPT, các em học sinh thường mang trong lòng rất nhiều băn khoăn, lo lắng và áp lực thi cử điều đó là hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên có một sự thật rằng ngày nay các em học sinh phải gánh chịu rất nhiều áp lực từ việc học hành, không chỉ là áp lực từ những kỳ thi lớn nữa mà ngay chính những môn học bình thường hay thậm chí những bài kiểm tra trên lớp cũng khiến các em trở nên căng thẳng, stress. Vậy hậu quả của stress là gì và có phương pháp nào giúp các em giảm bớt nó không? hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

  1. Stress là gì?

Stress là một khái niệm đa hình. Hàng ngày, chúng ta đều trải nghiệm stress ở nhiều khía cạnh khác nhau trong các hoạt động của chúng ta ở trường, nhà, trong công việc, thậm chí trong các hoạt động thể dục thể thao cũng có stress. Stress luôn luôn tồn tại xung quanh chúng ta và rất dễ để “bắt gặp” chúng.

Theo tâm lý học giải thích thì đây là một cảm giác căng thẳng và dồn ép. Áp lực với cường độ thấp có thể là một điều tốt và thậm chí có lợi ích trong công việc và sức khỏe. Stress tích cực giúp tăng hiệu suất vận động thể thao. Nó cũng có vai trò trong động lực, thích nghi và phản ứng với môi trường xung quanh. Tuy nhiên với một lượng áp lực quá nhiều có thể dẫn đến nhiều vấn đề đối với cơ thể và điều đó có thể cực kì có hại.

Theo sinh lý học và sinh học, căng thẳng là một phản ứng của cơ thể sống đối với stressor (nghĩa là “căng thẳng nguyên”) như là điều kiện môi trường hay một kích thích tố (stimulus). Căng thẳng là một phương thức mà cơ thể đáp ứng với các thách thức. Sau một sự kiện áp lực, cách cơ thể đáp ứng với căng thẳng là thông qua sự kích hoạt hệ thần kinh giao cảm dẫn đến đáp ứng căng thẳng cấp hay còn gọi là phản ứng đánh-hay-chạy.

  1. Hậu quả của stress

Stress có thể gây ra nhiều căn bệnh như sau:

Tác động về mặt thể chất, sức khỏe

Giảm trí nhớ

Loét, xuất huyết dạ dày

Trầm cảm

Tim mạch

Cơ xương khớp

Giảm ham muốn tình dục

Suy giảm miễn dịch

Mất khả năng lao động

Chán chường

Dễ nảy sinh tự tử

Rối loạn chuyển hóa lipid, làm tăng cholesterol trong máu.

Hay quên, mất trí nhớ

Căng thẳng, lo sợ

Mất ngủ, run rẩy

 3.Các phương pháp để đối phó với stress trong thi cử

Ăn uống lành mạnh:

Những gì chúng ta ăn và uống cũng phần nào tác động đến trạng thái cảm xúc của chúng ta. Thực phẩm khiến tình trạng căng thẳng trở nên trầm trọng hơn là loại thức ăn có chứa caffeine và nồng độ cồn cao. Thậm chí dù tiêu thụ với số lượng nhỏ, caffeine cũng có thể khiến bạn lo lắng, gây ra các cơn hoảng loạn, tăng cảm giác căng thẳng và khó chịu. Cà phê, cola thường chứa một lượng caffeine nhất định cũng gây ra các triệu chứng như cơ thể run rẩy, choáng váng… Đây cũng giống như chất gây nghiện, nếu loại bỏ đột ngột caffein ra khỏi chế độ ăn uống có thể dẫn đến các hiện tượng đau đầu, bồn chồn, khó chịu, vì thế nên giảm dần lượng tiêu thụ từ từ.

Bên cạnh đó, hãy ăn nhiều thực phẩm lành mạnh giàu carbohydrate phức tạp cung cấp năng lượng cho bộ não và hỗ trợ sự tập trung, giúp vượt qua căng thẳng trong công việc và cuộc sống cụ thể là bánh mì, đậu, ngũ cốc, mì ống, khoai tây. Bạn cũng nên bổ sung nhiều trái cây, rau xanh. Cải xoăn kale và quả việt quất có chứa chất chống oxy hóa giúp cải thiện tâm trạng.

Nghĩ về những điều tốt đẹp trước mặt

Thời gian chờ đợi trước khi nhận được đề thi là tương đối dài. Thế nên các em có thể sử dụng nó để phân tán sự chú ý vào nỗi lo lắng sợ hãi của bản thân mình. Hãy nghĩ về những điều đang diễn ra ngay trước mắt các em chứ không phải e ngại vô hình về bài thi mà mình chưa hề nhận được.

Hãy nhớ, để đứng ở nơi này, ngồi trong phòng thi này thì các em đều đã trải qua một quá trình học ôn vô cùng cố gắng. Và hãy tin tưởng vào thời gian bỏ ra đó là không hề lãng phí một chút nào. Tất cả những gì cần phải chuẩn bị thì các em đều đã có nó ở trong đầu cả rồi.

Không suy nghĩ bi quan

Cố gắng không để cho những suy nghĩ bi quan bao phủ lấy mình. Không tưởng tượng ra cảnh thi trượt, quên bài, làm không được, điểm kém,…Những viễn cảnh tiêu cực đó sẽ khiến cho các em càng thêm sợ hãi, và lo lắng hơn.

Thay vào đó, hãy nghĩ rất thoải mái rằng, đề thi năm nay sẽ tốt thôi, chắc chắn sẽ rơi vào những kiến thức mà các em đã ôn luyện kĩ. Việc sẽ trò chuyện với những người bạn cùng phòng về cuộc sống nhà trường, gia đình của họ. Những đề tài nằm ngoài phạm vi thi sẽ giúp các em nhanh chóng lấy lại bình tĩnh.

Quản lý thời gian khôn ngoan

Đừng cố nhồi nhét vào những phút cuối trong kỳ thi; điều này chắc chắn sẽ dẫn tới căng thẳng thi cử. Chia thời gian học thành nhiều khoảng nhỏ trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Khi “chia” thời gian học trong suốt khóa với một khoảng thời gian dài, chẳng hạn một vài ngày hay tuần, bạn sẽ ghi nhớ nhiều thông tin hơn.

Nếu có thể nhờ vào trí nhớ dựa trên trạng thái, thử học vào cùng một khoảng thời gian trong ngày khi đang chuẩn bị cho kỳ thi. Bằng cách này các em sẽ đồng thời thấy mệt mỏi/tỉnh táo khi học và khi làm bài thi. Bạn sẽ quen với cảm giác xử lý tài liệu khóa học vào ngày thi.

Nghỉ ngơi thường xuyên

Theo nghiên cứu tâm lý học, trung bình bộ não con người chỉ có thể tập trung vào một nhiệm vụ hiệu quả trong vòng 45 phút. Ngoài ra, nghiên cứu về khoa học thần kinh cho thấy tập trung vào điều giống nhau quá lâu sẽ khiến bộ não giảm khả năng xử lý một cách chính xác.

Cười lên

Một trong những điều dễ thực hiện nhất khi nói đến cách làm sao để bớt căng thẳng là nở một nụ cười. Nụ cười rất tốt cho sức khỏe của các em bởi làm giảm căng thẳng bằng cách thư giãn cơ bắp. Về lâu dài tiếng cười còn giúp cải thiện hệ thống miễn dịch và tâm trạng của các em. Mỗi khi căng thẳng, hãy thử xem một chương trình TV vui nhộn hoặc đi chơi với những người có thể khiến các em cười một cách thoải mái.

Hít thở sâu

Khi căng thẳng, các em gặp các triệu chứng như nhịp tim nhanh hơn, thở nhanh hơn và các mạch máu bị tắc nghẽn. Mục tiêu của thở sâu là tập trung nhận thức của các em vào hơi thở của các em, làm cho nó chậm hơn và sâu hơn. Khi bạn hít vào sâu bằng mũi, phổi của bạn sẽ mở rộng hoàn toàn và bụng của bạn tăng lên. Điều này giúp làm chậm nhịp tim của bạn, cho phép các em cảm thấy nhẹ nhõm hơn.

Ngủ thật ngon mỗi đêm

Một giấc ngủ ngon rất quan trọng để giảm stress trong học tập. Nếu các em thiếu ngủ chỉ vài tiếng thôi, các em sẽ cảm thấy mệt mỏi và cực kỳ dễ cáu bẳn. Các em sẽ cảm thấy căng thẳng và não bộ hoạt động kém hơn. Bộ não của các em cũng cần thời gian để ghi nhớ và phục hồi suốt một ngày làm việc dài, vì vậy hãy dành thời gian cho não bộ nghỉ ngơi ít nhất 6 tiếng mỗi ngày bạn nhé!

Trước ngày thi, các em cần tạo tâm lý thoải mái. Việc đi ngủ sớm để tránh tình trạng mệt mỏi và ngủ quên vào ngày quan trọng nhất.

Trò chuyện với bạn bè, người thân

Áp lực thi cử khiến cho các em căng thẳng, điều này rất dễ hiểu. Tuy nhiên, các em hãy tìm cho mình cách giảm stress phù hợp. Một số cách thường được áp dụng như gọi điện cho bạn bè, rủ bạn bè ra ngoài đi dạo, ăn kem…

Đồng hành cùng các em trong những kỳ thi sắp tới còn có gia đình, bố mẹ, thầy cô. Vậy nên hãy chia sẻ với họ nếu các em gặp bất kỳ khó khăn gì chưa giải quyết được. Điều này sẽ giúp các em tìm ra giải pháp tốt cho vấn đề của mình và sẽ không cảm thấy căng thẳng.

Việc chúng ta thoải mái giao tiếp cùng những mối quan hệ tốt đẹp vừa giúp thoải mái tinh thần, vừa để giải tỏa áp lực trong học tập.

Tập luyện thể thao

Hầu hết chúng ta đều biết rằng tập thể dục rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Trong vài thập kỷ qua, nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục thậm chí còn hiệu quả hơn thuốc men. Duy trì tập thể dục thường xuyên đã được chứng minh là giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng, giải phóng năng lượng và tăng cường mức độ dẻo dai. Trong thời gian tập thể dục, cơ thể tiết ra chất gọi là endorphins tương tác với các thụ thể trong não để tạo ra cảm giác hưng phấn và giảm nỗi đau thể xác. Các em nên dành tối thiểu 30 phút để tập thể dục mỗi ngày. Hoặc các em có thể Học và thực hành các kỹ thuật thư giãn như: thiền, yoga hoặc thái cực quyền.

Chúc các em có một sức khỏe thật tốt để có một kì thi thành công.